Bảng tính tan hoá học là phần không thể thiếu trong bộ môn Hóa học lớp 8, 9, 10, 11. Chúng bao gồm những kiến thức về chất kết tủa, chất bay hơi, chất không tan trong nước... Tuy nhiên với nhiều thông tin như vậy sẽ rất khó trong phần ghi nhớ đối với các bạn học sinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm chắc kiến thức và cách học thuộc bảng tính tan dễ nhất nhé.
Bảng tính tan là bảng gồm các hàng và các cột; trong đó cột là các Cation kim loại còn hàng là các Anion gốc Axit (OH-). Để xác định được trạng thái của 1 chất, ta sẽ xác định Ion dương và Ion âm, sau đó sẽ gióng theo hàng và cột tương ứng.
Độ hòa tan hay độ tan cho thấy khả năng hòa tan của một chất ( rắn, lỏng, khí ) trong dung môi để tạo thành một chất bão hòa trong nhiệt độ nước.
Với đặc trưng ở trên có thể xác định được chất tan hay không tan dựa vào thông tin sau:
Ở trong nước, thường sẽ có chất tan và chất không tan, chất tan ít và chất tan nhiều.
Bảng tính tan hóa học bao gồm rất nhiều kiến thức và cả những quy tắc. Do vậy mà việc ghi nhớ kiến thức này không hề dễ dàng. Theo đó, các bạn hãy tra cứu chi tiết thông tin trong đó để chủ động giải và xử lý những bài toán về hóa học hay khi làm các thí nghiệm.
Để giải những bài toán hóa học về tính tan, kết tủa hay sự bay hơi trong phòng thí nghiệm thì học sinh cần phải có được phiếu tính tan. Do vậy, những kiến thức trong bảng tính tan đầy đủ thì bạn cần phải nắm rõ.
HIDROXIT và GỐC AXITION KIM LOẠIH+Li+K+NH4+Na+Cu2+Ag+Mg2+Ca2+Sr2+Ba2+Zn2+Hg2+Al3+Sn2+Pb2+Bi3+Cr3+Mn2+Fe3+Fe2+Cl-T/BTTTTTKTTTTTTTTK-TTTTBr-T/BTTTTTKTTTTTITTI-TTTTI-T/BTTTT-KTTTTTKTTK-TK-TNO3-T/BTTTTTTTTTTTTT-TTTTTTCH3COO-T/BTTTTTTTTTTTTT-T--T-TS2-T/BTTTTKK-TTTKK-KKK-KKKSO32-T/BTTTTKKKKKKKK--KK-K-KSO42-TTTTTTITKKKT-TTK-TTTTCO32-T/BTTTT-KKKKKK---KK-K-KSiO32-KTTTT--KKKKK-K-K--KKKCrO42-TTTTTKKTIIKKK--KKTK--PO43-TKTKTKKKKKKKKKKKKKKKKOH-TTTTK-KTITK-KKKKKKKKGiải thích bảng tính tan:
I : Chất Ít tan
K : Không tan ( Kết tủa )
T : Tan ( Không kết tủa )
- : Chất không tồn tại hoặc bị nước phân hủy
B : Bay hơi
Tính hóa tan của một chất có tác động của nhiều yếu tố, do vậy các bạn cần phải nắm được thông tin sau đây:
Độ tan của các chất tan có thể bị giảm trong chất điện ly trong dung dịch do vậy bạn cần phải lưu ý pha loãng chất điện ly trước khi hòa vào dung dịch.
Trường hợp nồng độ của các ion cùng tên tăng lên, có thể làm cân bằng điện ly của chất tan thì sẽ làm chuyển dịch về hướng phân tử ít tan và làm giảm đi độ tan của chất. Bởi vậy mà trong quá trình hóa tan, bạn cần phải tiến hành với những chất ít tan trước, sau đó mới đến những chất dễ tan.
Nếu như bạn kết hợp các hỗn hợp dung môi đồng tan cùng với nước cụ thể như glycerin-ethanol-nước thì sẽ làm tăng độ tan của những chất khó tan.
Bảng tính tan hóa học lớp 9 bao gồm các cột và các hàng các bạn có thể tìm hiểu dễ dàng trong sách giáo khoa. Trong đó, cách đọc bảng tính tan là theo hàng gồm anion gốc axit (OH-) còn cột là các cation kim loại. Một số chất cụ thể, người ta có thể xác định được ion âm và ion dương, chúng được xếp theo hàng và cột tương ứng giúp bạn nắm được trạng thái của chất đó.
Đối với các môn khoa học như Hóa học thì điều quan trọng đó là các bạn cần phải luyện tập và làm nhiều bài tập để rèn luyện về tính ghi nhớ cũng như điều kiện hòa tan của các hợp chất. Như vậy sẽ giúp cho các bạn tìm hiểu sâu hơn về bản chất của những phản ứng hóa học, đồng thời dễ dàng ghi nhớ tính tan đối với những chất thường gặp trong bảng tính tan.
Mặc dù vậy thì việc ghi nhớ toàn bộ bảng tính tan chảy cũng sẽ gặp nhiều khó khăn và dễ bị nhầm lẫn. Các bạn chuyên hóa thường truyền tai nhau những mẹo và cách học bảng tính tan nhanh nhất và hiệu quả nhé:
Một trong những cách học bảng tính tan lớp 9 và lớp 11 nhanh nhất đó chính là phải thực hành lặp đi lặp lại. Nếu bạn được học trong môi trường tốt thì sẽ có điều kiện được thường xuyên thực hành môn hóa học sẽ rất tốt.
Điều cốt lõi đối với môn hóa học đó là bạn phải nắm được bản chất của các phản ứng hóa học. Điều này được thể hiện rõ hơn khi bạn tận mắt chứng kiến các điều kiện, phản ứng xảy ra nếu làm trong phòng thí nghiệm.
Đồng thời các bạn cần phải kết hợp với việc làm nhiều bài tập về nhà, việc thực hành nhiều sẽ giúp bạn nắm được tính chất tan của một số chất thường dùng. Bạn sẽ dần quen thuộc với bảng tính tan các muối hay của các chất khác và dễ nhớ hơn hơn nhiều khi được lặp lại thường xuyên.
Những kiến thức hóa học thường gặp nhiều trong chương trình THPT, đây là nền tảng để bạn vận dụng vào cuộc sống. Nhất là với những bạn học tại các trường Đại học, Cao đẳng Y Dược HCM thì vận dụng nhiều trong quá trình học và sau khi đi làm. Nó sẽ giúp bạn đảm nhiệm tốt các công việc chuyên môn và có cơ hội thăng tiến trong cuộc sống.
Bảng tính tan bao gồm một lượng kiến thức không nhỏ và chúng rất dễ gây nhầm lẫn với nhau. Đây cũng là những kiến thức nền tảng của môn hóa học., do vậy các bạn cần phải có phương pháp và thái độ học tập chuyên tâm. Nếu chỉ học vẹt, học một cách vô thức thì chỉ ghi nhớ được những thứ trước mắt, rất dễ quên nếu không thường xuyên vận dụng. Một trong những cách học bảng tính tan của các chất đó là thông qua hình ảnh.
Đây là cách học không hề mới lạ được áp dụng trong nhiều bộ môn khác nhau, điển hình là ghi nhớ. Nhiều chứng minh cho thấy, thị giác có tác động lớn tới não bộ với khả năng ghi nhớ của con người. Bởi vậy mà thông qua hình ảnh cũng là biện pháp giúp bạn ghi nhớ bảng tính tan các chất.
Độ tan của muối, axit, bazo trong nước vừa được chia sẻ ở trên, bạn có thể ghi nhớ tính tan của các chất này trong nước. Cụ thể như:
Lưu ý: Một số muối không tồn tại hoặc chúng có thể bị phân huỷ ngay trong nước thì trong bảng tính tan được ký hiệu bằng dấu “-“. Các trường hợp này không nhiều nhưng cũng gần phải ghi nhớ nhé.
Loại muối tan tất cả
là muối ni tơ rat
Và muối a xê tat
Bất kể kim loại nào
Những muối hầu hết tan
Là clorua, sunfat
Trừ bạc chì clorua
Bari, chì sunfat
Những muối không hoà tan
Cacbonat, photphat
Sunfua và sunfit
Trừ kiềm, amoni.
Bazơ, những chú không tan:
Đồng, nhôm, crôm, kẽm, mangan, sắt, chì.
Ít tan là của Canxi
Magiê cũng chẳng điện ly dễ dàng
Muối kim loại I đều tan
Cũng như Nitrat và “nàng” hữu cơ
Muốn nhớ thì phải làm thơ!
Ta làm thì nghiệm bây giờ thử coi,
Kim Loại I, ta biết rồi,
Những kim loại khác ta “moi” ra tìm
Photphat vào nước “đứng im” (Trừ kim loại I)
Sunphat một số “im lìm trơ trơ”:
Bari, chì với S - r
Ít tan gồm bạc, “chàng khờ” Canxi,
Còn muối Clo - rua thì Bạc đành kết tủa, anh chì cố tan (Giống muối Br, I)
Muối khác thì nhớ dễ dàng:
Gốc S O 3 chẳng tan chút nào! (Trừ kim loại I)
Thế còn gốc S thì sao? (Giống muối cacbonat)
Nhôm không tồn tại chú nào cũng tan
Trừ đồng, thiếc, bạc mangan,
Thủy ngân, kẽm, sắt không tan cùng chì
Đến đây thì đã đủ thi,
Thôi thì chúc bạn trường gì cũng vô!
Với kiến thức về bảng tính tan trên đây hi vọng sẽ là hành trang giúp các bạn học tập tốt môn Hóa. Nếu yêu thích, đam mê ngành Y Dược thì đừng bỏ lỡ trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch nhé.
Link nội dung: https://cce.edu.vn/bang-tinh-tan-hoa-hoc-day-du-cua-muoi-axit-va-bazo-de-nho-a12973.html