Bảng chữ cái Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nền tảng ngôn ngữ cho trẻ em. Nắm vững bảng chữ cái tiếng Việt là bước đầu tiên để bé phát triển ngôn ngữ hiệu quả. Hãy cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) khám phá chi tiết hơn về cấu trúc và những đặc điểm nổi bật của bảng chữ cái Việt Nam thông qua bài viết sau đây để hiểu rõ vì sao dạy trẻ học chữ cái từ sớm lại mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời.
Bảng chữ cái tiếng Việt là một hệ thống các ký tự mà trong đó sẽ gồm 29 chữ cái gồm các nguyên âm đơn, phụ âm, mỗi ký tự (A, B, C, D, E, F, G, H, I ,J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z) đại diện cho một âm trong ngôn ngữ nói. Bảng chữ cái tiếng Việt dựa trên tập hợp các ký hiệu dựa trên chữ Latinh, dùng để tạo ra các từ có nghĩa và ghi lại cách phát âm của người Việt dưới dạng văn bản.
Bảng chữ cái tiếng Việt (29 chữ cái) bao gồm: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y.
Nền tảng của bảng chữ cái tiếng Việt lần đầu tiên được ra đời từ năm 1618 đến 1625 bởi Alexandre de Rhodes, một nhà ngôn ngữ học người Pháp cùng với sự đóng góp của nhiều người khác trong mục đích truyền giáo tại Việt Nam. Qua nhiều lần chỉnh sửa, cải tiến, vào thế kỷ 19, bảng chữ cái tiếng Việt đã trở nên phổ biến và chính thức trở thành văn tự quốc gia của Việt Nam cho đến ngày nay.
>> Xem thêm: Hướng dẫn dạy trẻ mẫu giáo viết chữ cái ngay tại nhà
Bảng chữ cái tiếng Việt in thường bao gồm các ký tự được sử dụng trong văn bản hàng ngày, ngoại trừ tên riêng và dấu câu. Chữ viết thường được hình thành từ những nét cơ bản như nét cong, nét thẳng, nét xiên, tạo nên hình dáng đơn giản và dễ đọc.
Bảng chữ cái tiếng Việt in hoa bao gồm các ký tự được viết với kích cỡ lớn hơn, thường xuất hiện ở đầu câu hoặc trong tên riêng. Chữ in hoa giúp làm nổi bật và phân biệt các yếu tố quan trọng trong văn bản.
Bảng chữ cái tiếng Việt gồm 29 chữ cái: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y.
Dưới đây là cách phát âm và tên gọi của bảng 29 chữ cái tiếng Việt:
Thứ tựChữ thườngChữ hoaTên chữ cáiCách phát âm 1 a A a a 2 ă Ă á á 3 â Â ớ ớ 4 b B bê bờ 5 c C xê cờ 6 d D dê dờ 7 đ Đ đê đờ 8 e E e e 9 ê Ê ê ê 10 g G giê gờ 11 h H hát hờ 12 i I i ngắn i 13 k K ka ka 14 l L e lờ lờ 15 m M em mờ mờ 16 n N en nờ nờ 17 o O o o 18 ô Ô ô ô 19 ơ Ơ ơ ơ 20 p P pê pờ 21 q Q cu quờ 22 r R e rờ rờ 23 s S ét sì sờ 24 t T tê tờ 25 u U u u 26 ư Ư ư ư 27 v V vê vờ 28 x X ích xì xờ 29 y Y i dài i gờ rétLưu ý: Trong tiếng Việt, chữ “q” luôn đi cùng với “u” để tạo thành phụ âm “qu”, được đọc là “quờ”, và không bao giờ xuất hiện riêng lẻ.
Bảng chữ cái Việt Nam hiện nay bao gồm 12 nguyên âm đơn như a, ă, â, e, ê, y, i, o, ơ, ô, u, ư. Ngoài ra, còn có 3 nguyên âm đôi với cách viết khác nhau là ua - uô, ia - yê - iê, ưa - ươ. Để đọc các nguyên âm chuẩn xác, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Khác với nguyên âm, phụ âm là những âm được tạo ra khi luồng khí từ thanh quản gặp cản trở ở môi, răng, lưỡi hoặc vòm miệng. Do đó, phụ âm không tạo thành tiếng khi đứng một mình. Điều này tạo nên sự khác biệt rõ ràng giữa nguyên âm và phụ âm trong tiếng Việt.
Các phụ âm trong tiếng Việt bao gồm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x. Một số phụ âm có thể kết hợp với nhau để tạo thành phụ âm ghép như: th, ph, tr, ch, gi, nh, ng, kh, gh, và phụ âm ba là ngh.
Bảng chữ cái Việt Nam sở hữu 5 thanh dấu cơ bản: dấu sắc (´), dấu hỏi (ˀ), dấu huyền (`), dấu nặng (.) và dấu ngã (~). Để đặt dấu thanh đúng, bạn cần lưu ý các quy tắc sau:
Khả năng nhận thức và tư duy của trẻ mầm non chưa phát triển hoàn toàn nên trong quá trình học bảng chữ cái tiếng Việt, chúng sẽ gặp không ít khó khăn. Phổ biến nhất là:
>> Xem thêm:
Để dạy bé học chữ cái Tiếng Việt hiệu quả ngay tại nhà, phụ huynh cần áp dụng những phương pháp phù hợp với sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số cách dạy bé học chữ cái phổ biến mà cha mẹ có thể tham khảo:
>> Xem thêm:
Trẻ sẽ học bảng chữ cái theo đúng thứ tự chuẩn của bảng chữ cái tiếng Việt. Học theo trình tự này sẽ giúp trẻ dễ dàng nhận diện và ghi nhớ hình dạng các chữ cái một cách nhanh chóng hơn.
Phụ huynh có thể kể những câu chuyện thú vị, dạy cách phát âm bảng chữ cái, đọc từng chữ cái và giới thiệu đặc điểm của từng chữ để hỗ trợ trẻ trong việc học đọc hiệu quả. Bên cạnh đó, để trẻ nhớ lâu, ba mẹ có thể gợi ý những hình ảnh liên quan đến sự vật, con vật quen thuộc gắn với từng chữ cái để bé có thể dễ hình dung.
Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 được chuẩn hóa gồm 29 chữ cái, cụ thể như sau:
>> Xem thêm:
Nhìn chung, bảng chữ cái Việt Nam vừa là nền tảng quan trọng trong việc học tập vừa là yếu tố phản ánh bề dày lịch sử và văn hóa ngôn ngữ của dân tộc chúng ta. Thông qua bài viết, ISSP hy vọng đã cung cấp được cho bạn cái nhìn tổng quát hơn liên quan đến cấu trúc của một bảng chữ cái cũng như những phương pháp hiệu quả giúp bé học tập tốt ngay từ những bước đầu tiên. Trên hành trình đồng hành cùng con, chúc phụ huynh thành công tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ!
Khám phá thêm về ISSP tại:
Facebook | Instagram | Youtube | Zalo
Thông tin được sưu tầm từ nguồn:
Tags: Tăng cường trí thông minh cho trẻ, năng khiếu của trẻ, dạy trẻ kỹ năng hợp tác, phát triển toàn diện của trẻ em, trí thông minh logic toán học, trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh âm nhạc, phát triển não phải trẻ em, phương pháp Shichida, phương pháp Glenn Doman
Khám phá thêm về ISSP tại:
Facebook | Instagram | Youtube | Zalo
Link nội dung: https://cce.edu.vn/bang-chu-cai-tieng-viet-29-chu-chuan-theo-bo-giao-duc-moi-nhat-a12594.html